Đến một giai đoạn nhất định nào đó, mẹ cần phải tập cho bé ngủ giường chứ không thể lúc nào cũng bế bồng hay nằm nôi được nữa. Cách tập cho bé ngủ giường không những giúp rèn cho bé tính tự lập mà còn tốt cho sự phát triển xương khớp của bé. Nếu như bạn cũng đang muốn tập cho bé ngủ trên giường nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn đấy.
Mẹ cần làm gì trước khi chuyển bé sang ngủ trên giường
Đối với mỗi bé, việc chuyển ngủ từ nôi sang ngủ giường có lẽ là một thay đổi khá lớn nên khó có thể thích nghi ngay được trong ngày 1 ngày 2. Chính vì thế, trước khi chuyển bé sang ngủ giường, mẹ cần chuẩn bị một số điều sau đây:
Theo dõi và xác định thời gian ngủ trung bình mỗi ngày của bé
Các cụ ngày xưa có câu: “Bố mẹ sinh con, trời sinh tính”, quả thật là không sai một chút nào. Ngay từ bé, mỗi đứa trẻ đã có một tính cách khác nhau, ngay cả thói quen ngủ cũng rất khác nhau, không bé nào giống bé nào cả. Có bé ngủ ngày nhiều, có bé ngủ đêm nhiều, có bé ngủ gần như là cả ngày, nhưng có bé cũng chỉ ngủ có vài tiếng một ngày.

Chính vì thế, nếu bố mẹ muốn tìm cách tập cho bé ngủ giường, trước tiên phải xác định được khoảng thời gian ngủ trung bình mỗi ngày của bé. Thông thường, tùy vào mỗi độ tuổi phát triển, bé sẽ có thời gian ngủ chênh lệch khác nhau, chẳng hạn như:
- Bé từ 1-3 tuổi: mỗi ngày ngủ 12-14 tiếng trong đó có từ 1-2 tiếng ngủ trưa
- Bé từ 3-5 tuổi: mỗi ngày ngủ 11-13 tiếng
- Bé từ 5-12 tuổi: mỗi ngày ngủ 10-11 tiếng
- Bé từ 13 tuổi trở lên: mỗi ngày ngủ 9-9,5 tiếng
Lên một lịch trình giấc ngủ dành cho bé
Sau khi đã xác định được thời gian ngủ trung bình mỗi ngày của bé nhà mình. Tiếp theo, dựa vào đó để lên một lịch trình giấc ngủ cụ thể, khoa học dành cho bé. Việc cho bé ngủ theo lịch trình giúp bé ngủ đủ giấc hơn, đúng giờ hơn, hạn chế tối đa tình trạng ngủ nướng. Hơn thế nữa, điều này còn rất tốt cho sự phát triển của bé.
Hãy dành thời gian ru bé, nhắc nhở bé đi ngủ đúng giờ theo lịch trình đã đặt ra. Tốt nhất là nên cho bé đi ngủ vào 9 giờ tối và thức dậy vào 6 giờ sáng. Có thể thời gian đầu sẽ rất khó khăn, nhưng bạn hãy cứ yên tâm.

Chỉ cần sau khoảng 1-2 tuần bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt, là cứ đúng giờ đấy là bé ngủ và đúng giờ đây là bé dậy. Quy trình này dần dần sẽ được thiết lập trong não bộ của bé và tự nhắc nhở bé giờ đi ngủ mỗi ngày. Một khi bé đã làm quen được với lịch trình giấc ngủ, chắc chắn rằng việc ngủ ngon trên giường là điều hết sức đơn giản.
Thấu hiểu, lắng nghe xem biểu hiện của bé
Bên cạnh việc xác định thời gian ngủ và lên lịch trình giấc ngủ cho bé, thì bố mẹ cũng đừng quên quan sát thấu hiểu, lắng nghe xem liệu ở thời điểm này bé có thực sự thích nghi được với việc ngủ giường hay không. Nếu không thì cũng đừng quá áp đặt, vô tình lại tạo áp lực khiến bé cảm thấy khó chịu, không thoải mái mỗi khi ngủ.

Bố mẹ nên quan tâm, động viên, hỏi han bé thường xuyên. Đồng thời thiết kế cho bé một chiếc giường theo sở thích của bé, để thêm ở trên giường những món đồ chơi mà bé yêu thích. Như vậy sẽ tạo một cảm giác thoải mái, thích thú giúp cho bé muốn ngủ ở trên giường hơn.
Cách tập cho bé ngủ giường đơn giản mà hiệu quả
Khâu chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng rồi thì tiếp theo hãy tham khảo ngay cách tập cho bé ngủ giường đơn giản mà hiệu quả dưới đây.
Ôm bé ngủ
Hầu hết tất cả các bé đều có cảm giác quen thuộc với mùi của mẹ. Thậm chí còn có nhiều bé lúc nào cũng bám liền với mẹ, không ai có thể bế được ngoại trừ mẹ. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là mẹ hãy ôm bé nằm cùng trên giường và vỗ về cho bé dần dần chìm vào giấc ngủ. Khi bé đã ngủ say và quen với việc nằm trên giường thì mẹ có thể dễ dàng di chuyển ra ngoài làm các công việc khác.

Dùng khăn quấn người bé khi ngủ
Như chúng tôi đã nhắc đến ở phần trên, việc chuyển từ ngủ bế sang ngủ nôi là một thay đổi khá lớn với bé. Bởi khi ngủ bế hay ngủ nôi, thường lúc nào bé cũng có cảm giác được ôm và có người bên cạnh. Nên khi chuyển qua ngủ giường, chắc hẳn bé sẽ có cảm giác bị trống trải dẫn đến bị sợ hãi.

Chính vì thế nên khoảng thời gian đầu chuyển bé qua ngủ giường, mẹ hãy dùng một chiếc khăn mềm quấn xung quanh người bé. Đồng thời mẹ cũng nên nằm cùng bên cạnh để giúp bé có được cảm giác yên tâm, an toàn hơn dễ chìm vào giấc ngủ. Cách tập cho bé giường ngủ này phù hợp áp dụng cho những bé dưới 2 tháng tuổi.
Bế bé lên rồi lại đặt xuống nhiều lần cho bé quen dần
Ở cách này, đầu tiên mẹ vẫn bế ru vỗ về bé ngủ như bình thường cho đến khi bé mơ màng chuẩn bị chìm vào giấc ngủ thì đặt bé xuống giường nhẹ nhàng. Nếu bé quấy khóc thì lại bế lên vỗ về đến khi bé chuẩn bị chìm vào giấc ngủ thì lại đặt xuống. Cứ thực hiện liên tục như vậy cho đến khi đặt bé xuống giường mà không thấy bé quấy khóc nữa là thành công rồi đó.

Cách tập này tuy hơi mất thời gian và hơi cực một chút nhưng lại đem đến hiệu quả cao hơn hẳn so với các cách khác. Chỉ cần thực hiện vài ba ngày như vậy là bé sẽ quen luôn với việc ngủ giường. Và tất nhiên rằng đến thời điểm đó là mẹ sẽ nhàn tênh, không cần phải lo lắng điều gì về việc đặt bé ngủ giường nữa.
Để mặc cho bé khóc
Để mặc cho bé khóc là cách cuối cùng nhưng chỉ áp dụng được cho những bố mẹ cứng rắn. Biết rằng là bố mẹ nào cũng thương con, thấy con khóc một chút là đã cuống cuồng lo lắng rồi. Nhưng nếu muốn bé có được tính tự lập ngay từ nhỏ, bố mẹ phải thật sáng suốt mà suy xét trong từng trường hợp, lý do khiến bé khóc. Đừng chỉ thấy bé khóc bất kể là lý do gì cũng ngay lập tức đến vỗ về, dỗ dành.

Trong trường hợp bé chưa quen với việc ngủ giường mà khóc thì bố mẹ hãy cứ bình tĩnh. Đi ra một góc khuất khỏi tầm nhìn của bé và quan sát, nếu bé khóc quá lâu không nín thì mới ra mặt nhé. Còn thông thường, trong trường hợp này bé chỉ khóc một tí là sẽ tự nín và chìm vào giấc ngủ luôn thôi. Đừng quá lo lắng nhé.
Hy vọng rằng với những cách tập cho bé ngủ giường mà chúng tôi chia sẻ bên trên có thể giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc cho bé ngủ trên giường. Nếu như bạn còn câu hỏi thắc mắc nào liên quan hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp trong thời gian sớm nhất. Và cuối cùng, nếu bạn thấy thông tin hữu ích thì đừng quên chia sẻ đến với anh chị em mình cùng tham khảo nha.